ỦNG HỘ HAY PHẢN ĐỐI SỬ DỤNG HORMONE NHÂN TẠO ĐỂ ĐIỀU CHỈNH QUÁ TRÌNH SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT? ĐÂU LÀ LỰA CHỌN CỦA HANSERS?
- Tin tức - sự kiện: Tin tức sự kiện
Trong thế giới biến chuyển mỗi ngày, đứng trước những vấn đề mang tính thách thức tác động đến môi trường, con người và nền kinh tế; học sinh cần được rèn luyện để phát triển tư duy phản biện – kỹ năng thiết yếu cho tương lai, hỗ trợ mỗi học sinh trong việc thích ứng linh hoạt và tự tin vận dụng công nghệ vào cuộc sống. Với tiêu chí “Lấy học sinh làm trung tâm”, tiết chuyên đề Khoa học tự nhiên “Sinh sản ở sinh vật” do cô giáo Phạm Thị Ngọc triển khai theo mô hình lớp học tranh biện đã diễn ra vô cùng vui vẻ và sôi nổi. Các Hansers chủ động, hào hứng tham gia tiếp nhận kiến thức một cách tích cực nhất.
Để rèn luyện tư duy phản biện, tăng năng lực cảm quan, nhận biết thế giới xung quanh, các Hansers được khuyến khích vận dụng được những kiến thức về sinh sản hữu tính của sinh vật trong chăn nuôi để tham gia phiên tranh biện về kiến nghị: “Chúng tôi sẽ sử dụng hormone nhân tạo để điều khiển quá trình sinh sản ở động vật”. Được chia thành hai nhóm “Ủng hộ” và “Phản đối”, các thành viên đều tham gia vào quá trình tìm kiếm thông tin và nghiên cứu tài liệu để chuẩn bị những phần tranh biện thuyết phục nhất.
Sau những phần tranh biện sôi nổi và đột phá, hội đồng ban giám khảo cũng như các “quan sát viên” đã đưa ra những đánh giá và bình chọn đội thuyết trình yêu thích nhất và cá nhân tranh biện ấn tượng nhất. Khép lại bài học “Sinh sản ở sinh vật”, cô giáo Phạm Thị Ngọc đã đưa ra những lời góp ý về phần tranh biện cũng như củng cố lại những kiến thức về việc sử dụng hormone để điều hoà và điều chỉnh quá trình sinh sản ở vật nuôi cho các Hansers.
Trong tiết chuyên đề này, giáo viên đóng vai trò tổ chức, thiết kế và hướng dẫn hoạt động độc lập hoặc theo nhóm để học sinh có thể tự mình chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kỹ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Học sinh từ đó không thụ động lĩnh hội mà trở thành chủ thể của hoạt động học, chủ động tìm tòi, khám phá, phát hiện kiến thức. Hy vọng rằng, trong thời gian tới đây sẽ có thêm thật nhiều tiết học bổ ích áp dụng phương pháp tranh biện để giúp các Hansers rèn luyện và phát triển tư duy phản biện áp dụng trong cuộc sống cũng như các cuộc thi.